Công dụng và cách nấu nước mùi già vào chiều 30 Tết trong quan niệm dân gian của người Việt

Từ việc tìm nguyên liệu đến cách nấu nước mùi già đều khá đơn giản, chính vì thế vào mỗi chiều 30 Tết gia đình nào cũng đều sử dụng cây mùi già để nấu nước tắm như một thói quen và cũng là một truyền thống không thể thiếu đối với người dân Việt Nam.

 

Nước mùi già có công dụng gì?

Mùi già hay người miền Nam gọi là ngò rí - loại cây có mùi hương gắn liền với Tết, gợi lên nhiều ký ức đẹp về những ngày quây quần bên gia đình mỗi dịp Tết đến xuân về. Phong tục tắm nước mùi già chiều ngày 30 Tết đã có từ xa xưa, với quan niệm xua tan đi những chuyện không may mắn, để đón chào một năm mới thuận lợi, may mắn hơn.

 

Tắm lá mùi già vào chiều 30 Tết giúp xua tan được mọi điều đen đủi của năm cũ

 

Nhờ vào hương thơm thanh khiết, nhẹ nhàng đặc trưng của cây mùi già nên khi sử dụng để tắm có tác dụng giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, giúp lưu thông khí huyết tạo cho ta cảm giác nhẹ nhàng, thư giãn.

 

Người dân thường mua cây mùi già để mang về nấu nước tắm dịp cuối năm

 

Ngoài ra, nước mùi già còn được dùng để lau dọn nơi thờ cúng hoặc dùng để xông nhà cửa. Với ý nghĩa là tẩy uế những điều không may mắn, kích thích nguồn năng lượng tích cực trong không gian sống, mang lại những trải nghiệm tốt lành và gia tăng vượng khí, tài lộc cho gia chủ.

Hương mùi già mang lại cảm giác thư thái, bình an trong ngày đầu năm mới

 

Chính vì thế, khi những gánh mùi già xuất hiện ở chợ dân sinh vào ngày 26-27 Tết như nhắc nhở chúng ta rằng đây chính là lúc gạt bỏ mọi muộn phiền, lo âu để trở về nhà nấu một nồi nước mùi già thanh tẩy hết những điều không may mắn năm cũ để bước sang một năm mới an lành, may mắn hơn.

 

Hướng dẫn cách nấu nước mùi già.

 

Nấu nước mùi già khá đơn giản và dễ làm, những nguyên liệu có thể dễ dàng mua được ở chợ hoặc các siêu thị lớn, nhỏ. Sau đây, nhà Fresh Home Lab sẽ chia sẻ với bạn cách nấu nước mùi già.

 

Chuẩn bị.

  1. 01 bó cây mùi già (tầm 500g - 1kg).

  2. 01 củ gừng (nhỏ hoặc lớn tùy thuộc vào lượng cây mùi già sử dụng).

  3. 2-3 muỗng muối.

  4. Nước.

 

Sơ chế nguyên liệu.

  • Với cây mùi già nên chọn loại mùi già đã trổ hoa, kết trái, thân cây đã chuyển từ màu xanh sang nâu tía. Vì khi nấu lên nước có mùi thơm ngan ngát, cay cay đặc trưng mà không một loại cây nào có được. Sau khi mua về rửa kỹ với nước và ngâm với nước muối pha loãng tầm 15-20 phút để loại bỏ hết những bụi bẩn.

  • Gừng gọt vỏ, sau đó rửa sạch với nước và đập dập.

 

Các bước nấu cây mùi già.

  • Bước 1: Buộc cây mùi già lại thành từng bó nhỏ rồi để vào nồi nước.

  • Bước 2: Thêm gừng đã được đập dập vào nồi rồi đun đến khi nước sôi.

  • Bước 3: Sau khi đun sôi, chắt nước cây mùi già đã nấu ra chậu, thêm một muỗng muối và khuấy đều.

  • Bước 4: Nước sau khi nấu khá đặc nên có thể pha thêm với nước ấm để tắm hoặc dùng để lau bàn thờ, lau trang sức và các vật phẩm phong thủy.

Cây mùi già sau khi nấu có thể tận dụng bằng cách đổ thêm nước vào rồi đun sôi để sử dụng cho những mục đích khác: xịt thơm nhà, xông nhà,...

 

Với những chia sẻ về công dụng cũng như cách nấu nước mùi già trên, Fresh Home Lab mong rằng bạn sẽ hiểu thêm về phong tục tắm nước cây mùi già vào cuối ngày tất niên. Thế nhưng, vào dịp cuối năm này ai cũng tất bật lo hoàn thành mục tiêu của năm cũ, đồng thời chuẩn bị cho năm mới nên sẽ không chu toàn được mọi thứ. Fresh Home Lab hiểu được điều đó nên đã cho ra sản phẩm Nước mùi già xô thơm tài lộc giúp đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời điểm cận tết này.
Bài sau →